您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo góc Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
NEWS2025-02-12 12:29:21【Nhận định】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 08/02/2025 05:25 Kèo phạt góc bang xep hang seriebang xep hang serie、、
很赞哦!(765)
相关文章
- Soi kèo góc Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2
- 'Báo chí, xuất bản là vũ khí bảo vệ chủ quyền dân tộc'
- Kẻ đoạt mạng người tình hơn 11 tuổi lĩnh án tử hình
- Rock Hà Nội, Boléro Sài Gòn
- Nhận định, soi kèo Luzern vs Winterthur, 22h30 ngày 9/2: Đẳng cấp chênh lệch
- Ông Nguyễn Văn Phước nhận giải thưởng phát triển văn hoá đọc 2019
- Xét xử vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn mua chuộc cán bộ ở TP HCM
- Cách làm bò khô xé miếng
- Soi kèo phạt góc Lecce vs Bologna, 0h00 ngày 10/2
- Con gái 24 tuổi có mối tình đầu, ông bố Trung Quốc làm chuyện bất ngờ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom vs Khonkaen United, 18h00 ngày 9/2: Khách ‘tạch’
- Video Việt Nam 1-2 Thái Lan (nguồn: FPT Play):Đình Bắc ghi bàn, U22 Việt Nam hạ gục U22 MalaysiaĐình Bắc đóng góp 1 bàn, U22 Việt Nam vượt qua U22 Malaysia 2-1 ở CFA Team China 2024, dù phải đá 10 người từ cuối hiệp 1.">
Kết quả bóng đá Việt Nam 1
Xe buýt đâu chỉ dành cho người nghèo? Có lần, hẹn nhóm bạn ở công viên 30-4 trước Dinh Thống Nhất, thấy tôi vừa từ trên xe buýt bước xuống thì một người bạn liền nói: “Đại gia sao lại đi xe buýt?”
Một lần khác, tôi đi đám cưới, lúc gần tan tiệc, chuẩn bị ra về thì có một chị ngồi cùng bàn hỏi tôi: “Đi bằng xe gì?”, tôi trà lời: “Đi xe buýt” . Ngay lập tức, chị này tỏ vẻ ngạc nhiên rồi nói: “Xe hư hay sao mà lại đi xe buýt?”
Tôi đi đám cưới bằng xe buýt vì thuận tiện. Nhà tôi ở gần ngã tư Lão Tử - Châu Văn Liêm (Q.5), đám cưới ở nhà hàng Saphire trên đường Điện Biên Phủ gần ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), tôi chỉ cần đi bộ 120m là đến điểm đón xe buýt số 150, đường Hồng Bàng.
Hay như cháu tôi đang là sinh viên năm thứ hai, hàng ngày đi học bằng xe buýt cũng có lần nói: “Xe buýt chỉ dành cho người ít tiền như tụi cháu thôi”. Khi nghe vậy, tôi vặn lại: “Sao cháu lại nghĩ thế?” thì nhận được câu trả lời “Đi xe buýt là dân lao động nghèo. Ít khi cháu thấy người giàu, cán bộ, công chức nhà nước đi xe buýt”.
Nhiều người Việt đang có tâm lý kỳ thị ấy.
Trong khi đó, thực sự, chiếc xe máy, ô tô hay xe buýt chỉ là một phương tiện di chuyển và cách mà chúng ta chọn nó để đi còn phải dựa vào điều kiện giao thông, hơn là cả nhu cầu hay sở thích cá nhân.
Em con cô tôi có ôtô nhưng vẫn ít khi sử dụng trong khung giờ cao điểm, thay vào đó là đi xe buýt kết hợp đi bộ, vừa không phải gửi xe, bớt mệt hơn khi gặp cảnh kẹt xe, đi tiệc cưới có uống bia xong chỉ việc lên xe buýt về nhà an toàn hơn tự lái ôtô vừa căng thẳng vừa lo bị phạt nặng.
Năm trước em sang Đài Loan, những đứa bạn dẫn đi chơi trong thành phố bằng xe buýt. Ở lãnh thổ này, nhiều nơi không cấm xe máy, người dân dù có ôtô nhưng đi làm phần lớn sử dụng phương tiện công cộng.
Trong giờ cao điểm, buổi sáng đi xe cá nhân vất vả hơn, chậm hơn và tìm chỗ gửi xe cũng không dễ vì vùng trung tâm không đủ chỗ trông giữ xe máy, ô tô. Ngoài ra, chính quyền có chủ trương hạn chế xe cá nhân vào trung tâm trong khung giờ cao điểm để ưu tiên và tăng cường hoạt động cho các loại hình giao thông công cộng, trong đó có xe buýt.
Đi xe máy ở Việt Nam quá vất vả Trước đây, khi còn làm công tác ngoại giao nhân dân, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Một đối tác nữ người Singapore đến Tp HCM, sau khi làm việc với tôi ở cơ quan trên đường Lê Duẩn (Q.1), hỏi thăm tuyến xe buýt về nhà người thân ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cạnh bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh) và tôi đã hướng dẫn chị đi xe buýt số 26.
Lần sau gặp lại, chị nói “Trên xe buýt chiều hôm đó còn nhiều chỗ trống, hành khách chủ yếu là sinh viên, nhưng thấy dưới đường lại quá đông xe máy và ôtô. Ngược lại, ở nước mình (Singapore), ra đường thấy phần lớn là xe buýt vào giờ cao điểm và hành khách có nhiều người làm ở nơi cố định như nhân viên văn phòng”.
Ở những nước phát triển, cũng có nhiều xe cá nhân mà nhất là ôtô, giá còn rẻ hơn ở nước ta nhưng nhiều người vẫn thích sử dụng phương tiện công cộng hay xe buýt.
Như một anh bạn người Pháp đến TP.HCM đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi lại ở Paris: “Nhiều người là doanh nhân hay lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù có sẵn xe cá nhân nhưng vẫn đi làm bằng xe buýt vì xem đây là phương tiện văn minh, an toàn, góp phần giảm kẹt xe cho thành phố”.
Anh còn nói vui rằng, “Ở Pari, người dân đi lại bằng phương tiện công cộng là chính, xa thì sử dụng tàu điện, gần thì đi xe buýt, người nghèo cũng có ôtô, người giàu cũng đi xe buýt”.
Tôi nghĩ rằng, bỏ xe máy, bỏ ôtô để đi xe buýt, không hề khó. Nhưng muốn vậy, đầu tiên, tư duy, quan niệm trong xã hội về việc sử dụng phương tiện cá nhân phải thay đổi. Cách mà người giàu đi xe buýt, người nghèo có ô tô cũng đi xe buýt ở các nước rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Rõ ràng, nếu ai trong chúng ta cũng có thói quen hạn chế xe cá nhân, đi lại nhiều bằng xe buýt, sẽ góp phần làm phương tiện này phát triển theo hướng văn minh và tốt hơn, hạn chế tai nạn trên đường phố, giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường.
Tất nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn những tồn tại rào cản cho người đi xe buýt như di chuyển khá chậm vào khung giờ cao điểm, tuyến xe chưa được phủ rộng khắp, hành khách đôi khi phải đi nhiều chuyến, vỉa hè nhiều nơi bị chiếm dụng nên gây khó cho người đi bộ...
Ngành giao thông sẽ cần phải khắc phục những nhược điểm này, tăng cường và nhân rộng mô hình xe buýt chất lượng cao. Cần đảm bảo thời gian giãn cách chuyến như thông tin công bố, đừng để hành khách chờ đợi quá lâu, tốt nhất nên có làn đường riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt.
Được vậy có lẽ nhiều người sẽ gạt bỏ tâm lý hoài nghi xe buýt chỉ dành cho người nghèo, thu nhập thấp, lớn tuổi, sinh viên, học sinh. Mà thay vào đó, xem xe buýt là phương tiện giao thông văn minh cho mọi đối tượng có nhu cầu vì sự thuận lợi, tiện ích, an toàn. Lúc đó, hành khách xe buýt sẽ tăng cao với những người đi làm, nhân viên văn phòng...
Khi đó, đề án "cấm xe máy, cấm ô tô của Hà Nội hay TP HCM cũng sẽ không gặp phải làn sóng phản ứng như hiện nay.
Bùi Thị Hồng Nhung (Công chức Sở Du lịch Tp HCM)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài tham gia Diễn đàn về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Ba năm giã từ xe máy đi xe buýt, tôi an nhàn, khỏe khoắn hơn
Chúng tôi, những người bạn quen nhau trên xe bus thường nói đùa một câu "đã đi xe bus rồi thì không thể quay lại sử dụng xe máy nữa”, “đã quen đi bus rồi, nghĩ lại trước đây hàng ngày đi xe máy, mà sợ".
">Có ô tô, xe máy, đại gia sao lại đi xe buýt?
Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom (áo xanh). Theo ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, tính đến ngày 10/10, trên mạng Viettel chỉ còn 360.000 thuê bao 2G Only.
Dự kiến đến ngày 15/10, Viettel sẽ chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G, tính cả các thuê bao 2G ở khu vực các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Nhà giàn DK1.
Ở phía nhà mạng VNPT VinaPhone, ông Đỗ Mạnh Dũng, Quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân cho hay, đến sáng 11/10, trên toàn mạng lưới VNPT VinaPhone chỉ còn khoảng 150.000 thuê bao 2G Only.
“Dự kiến, trong 4 ngày tới, chúng tôi vẫn sẽ huy động nhân viên trên toàn quốc để hỗ trợ chuyển đổi máy cho khách hàng, bố trí nhân lực trực tiếp ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Mục tiêu là qua ngày 15/10, MobiFone chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G”, đại diện VinaPhone chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone, đến thời điểm ngày 11/10, MobiFone hiện còn 47.919 thuê bao 2G Only, chiếm số lượng rất nhỏ. Nếu tính theo tiêu chí thuê bao không sử dụng thiết bị 2G trong 30 ngày và có ARPU dưới 5.000 đồng, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 20.000 thuê bao.
Để đạt kết quả này, MobiFone đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động, trong đó có việc hỗ trợ đổi máy, tặng máy Feature Phone 4G cho khách hàng.
Tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có 20.000 thuê bao 2G Only của MobiFone được đổi máy mới, trong đó có 7.000 người được tặng máy 100% giá trị.
“Với tiến độ như vậy, sau 1 tuần nữa, lượng người dùng 2G Only của MobiFone sẽ chỉ còn khoảng 10.000 thuê bao”, đại diện MobiFone đưa ra dự báo.
Với nhà mạng Vietnamobile, đến 11/10, đơn vị này hiện còn khoảng 17.000 thuê bao 2G. Theo ông Đặng Đình Tùng, đại diện Vietnamobile, nhà mạng hiện đã làm tất cả các biện pháp truyền thông, bao gồm nhắn tin liên tục đến các thuê bao 2G để đảm bảo người dùng nắm được thông tin, giảm lượng thuê bao 2G xuống mức thấp nhất.
Nhà mạng ảo cũng tích cực “tắt sóng 2G”
Ra đời sau và không trực tiếp sở hữu hạ tầng viễn thông, các nhà mạng ảo (MVNO) không chịu quá nhiều tác động từ chính sách tắt sóng 2G bởi lượng thuê bao 2G Only ở mức rất nhỏ. Tuy vậy, các nhà mạng ảo đang rất tích cực triển khai chủ trương tắt sóng 2G.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện VNSKY cho hay, do đặc thù sản phẩm chủ yếu là gói dịch vụ sử dụng data, lượng người dùng 2G của VNSKY rất ít, hiện chỉ còn khoảng một vài nghìn thuê bao.
Hưởng ứng chủ trương của Bộ TT&TT, VNSKY đã liên tục truyền thông về việc tắt sóng 2G, liên kết với chuỗi bán lẻ để người dùng khi có nhu cầu chuyển đổi máy có thể đến đó thực hiện.
Giống với VNSKY, cả Mobicast và Đông Dương Telecom đều cho biết lượng thuê bao 2G Only của các nhà mạng này ở mức không đáng kể.
Theo số liệu mới nhất, Mobicast chỉ còn 423 thuê bao 2G Only, trong khi với Đông Dương Telecom, nhà mạng này còn khoảng 1.298 thuê bao 2G.
Theo ông Quách Mạnh Lâm, Giám đốc đối ngoại ASIM, do đặc thù của một nhà mạng ảo, ngay từ đầu các thuê bao ASIM đã được cung cấp SIM 4G, do vậy người dùng không gặp khó khăn gì khi chuyển sang dịch vụ 4G.
ASIM đã truyền thông đến tất cả khách hàng sử dụng thiết bị 2G qua hình thức gọi điện trực tiếp và nhắn tin với tần suất 2 lần/tuần.
Nhờ vậy, đến cuối tháng 9, nhà mạng này hiện chỉ còn gần 5.000 thuê bao sử dụng điện thoại cục gạch (feature phone).
Tọa đàm: Tắt sóng 2G trước giờ GCục Viễn thông phối hợp với báo VietNamNet và Trung tâm Thông tin tổ chức tọa đàm 'Tắt sóng 2G trước giờ G' để trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị về việc thực hiện ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only sau ngày 15/10/2024.">Nhà mạng dồn tốc lực giúp người dân bỏ điện thoại cục gạch 2G
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Western Sydney, 15h35 ngày 8/2: Tiếp tục gieo sầu
- Mới đây, Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Theo đó, dự kiến các ngành được tuyển sinh đào tạo từ năm 2025, ở trình độ đại học gồm: Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; Trí tuệ nhân tạo; Thú y (chất lượng cao); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (chất lượng cao); Tâm lý giáo dục; Thương mại điện tử và Luật dân sự và tố tụng dân sự.
Trình độ thạc sĩ là ngành Triết học.
Ngoài ra, Trường Đại học Cần Thơ cũng công bố Nghị quyết số 216 của Hội đồng trường về việc thành lập Trường Sư phạm (thuộc Trường Đại học Cần Thơ).
Đợt này, Trường Đại học Cần Thơ công bố quyết định “Đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2024”.
Theo đó, có thêm 4 giáo sư, 22 phó giáo sư của Trường Đại học Cần Thơ được công nhận đạt chuẩn. Hiện, tổng số giáo sư và phó giáo sư của trường là 206 (24 giáo sư và 182 phó giáo sư).
GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ cũng vừa được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu”. 4 người được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” là các PGS.TS: Nguyễn Hữu Đặng; Ngô Quang Hiếu; Nguyễn Thành Tiên và Phạm Thanh Vũ.
Trường Đại học Cần Thơ đang đào tạo gần 110 ngành; học phí với chương trình đại trà khoảng 19,4-23,5 triệu đồng/ năm; hệ chất lượng cao và tiên tiến có mức thu 33-36 triệu đồng.
PGS.TS. Trần Trung Tính, Hiệu trưởng khẳng định: “Trường Đại học Cần Thơ là một trong những cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của nước nhà tại ĐBSCL, được xếp vào nhóm hạng 521-540 của Châu Á và nhóm hạng 301-350 trên thế giới về đào tạo Nông nghiệp – Thủy sản”.
Thanh tra chỉ ra loạt vi phạm, thiếu sót của ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chỉ ra các vi phạm, thiếu sót tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long như: việc bổ nhiệm lại phó hiệu trưởng chưa đúng; vi phạm công tác tuyển sinh…">Đại học Cần Thơ mở thêm 8 ngành mới, thành lập trường sư phạm
- Chương trình nghệ thuật TP.HCM đón chào năm mới 2021, đồng thời chào mừng thành lập Thành phố Thủ Đức được xem là sự kiện quan trọng khép lại năm cũ và bước sang năm mới của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Ca sĩ Phương Thanh tham gia biểu diễn trong đêm nhạc chào năm mới tối 31/12. Danh sách khách mời tham gia biểu diễn gồm các văn, nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Các ca sĩ như Phương Thanh, Hồ Trung Dũng, Ái Phương, Lê Thiện Hiếu, Quân AP cùng nhóm nhạc Cá hồi hoang, The Flob, Thoại 004, Yuno Bigboi, Lil Shady, nghệ sĩ Violin Tân Titan, nghệ sĩ sáo trúc Đinh Nhật Minh , DJ Huy DX, Nhóm nhạc Sắc Việt, cùng các Nhóm múa, vũ đoàn...tạo nên bức tranh đa màu sắc cho sự kiện âm nhạc. Chương trình dự kiến bắt đầu vào lúc 20h ngày 31/12 tại 3 cụm sân khấu trải dài dọc tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM.
Sân khấu trung tâm rộng hơn 250 m2 gồm màn hình LED 4 mặt. Hai sân khấu phụ với chiều ngang 12m làm kéo dài không gian chương trình, tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động văn hóa đón chào năm mới. Ban tổ chức còn bố trí 4 cụm màn hình LED trực tiếp trải dài trên cung đường nhằm đảm bảo người dân xung quanh có thể tiện theo dõi.
Theo ban tổ chức, sự kiện nằm trong kế hoạch của Ủy Ban nhân dân thành phố nhưng do dịch Covid-19, việc quyết định cho phép tổ chức trong thời gian rất ngắn, sát ngày dự kiến. Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM được giao phối hợp cùng một đơn vị thực hiện chương trình. Sự kiện được livestream trên fanpage của một số đơn vị để đảm bảo tính lan tỏa, phục vụ cả những người dân không thể trực tiếp đến phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Bên cạnh chương trình trên, ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố còn tổ chức các chương trình phục vụ người dân tại các Quận 9, Quận 12, Tân Phú, Bình Tân và huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè diễn ra trong 2 đêm: 31/12/2020 và và 1/1/2021. Các hoạt động này do các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM thực hiện.
Thúy Ngọc
Hoàng Thùy Linh, Binz hát sân khấu thực tế ảo đón năm mới
Sự xuất hiện của Hoàng Thùy Linh và Binz được trông đợi nhất chương trình Lễ hội ánh sáng - Virtual countdown lights 2021.
">Phương Thanh, Hồ Trung Dũng và dàn ca sĩ hát mừng năm mới 2021
Bà đã cố gắng chống lại con vật và kêu cứu, nhưng không ai nghe thấy. Có lúc bà túm lấy đầu nó với hy vọng con trăn sẽ thả bà ra, "nhưng nó không thả ra, mà còn siết chặt”.
Một người hàng xóm cuối cùng đã nghe thấy tiếng kêu cứu của bà Arom, và gọi điện cho cơ quan chức năng Thái Lan vào lúc 22h cùng ngày.
Trung sĩ cảnh sát Anusorn Wongmali Anusorn cho biết, anh đã đạp cửa phòng của bà Arom sau khi nghe thấy giọng nói yếu ớt phát ra từ bên trong.
"Có lẽ bà ấy đã bị con trăn siết chặt một lúc, vì da bà ấy đã bị nhợt nhạt. Đó là một con trăn, một con trăn lớn. Tôi thấy một vết cắn trên chân bà ấy, và biết có thể còn một số vết khác nữa", ông Anusorn nói đã cố gắng giúp nạn nhân bằng cách chọc vào để nó di chuyển ra xa.
Con trăn được xác định dài 4m, và nặng hơn 20kg. Trong đoạn video được công bố, bà Arom đang ngồi trên sàn nhà trong khi bị con trăn quấn quanh phần eo.
Cảnh sát đã tham gia giải cứu bà Arom cùng với các thành viên tổ chức cứu hộ She Poh Tek Tung. Sau đó, nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Trăn không có nọc độc, nhưng vết cắn của chúng có thể gây nhiễm trùng. Chúng giết con mồi bằng cách quấn quanh người, và làm ngạt thở.
Tại Thái Lan vào năm 2023, khoảng 12.000 người đã được điều trị do bị rắn độc, và các loài động vật khác cắn. Theo số liệu của chính phủ Thái Lan, 26 người đã tử vong do bị rắn cắn ở nước này vào năm ngoái.
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên có thể đã thiệt mạng
Một vụ cháy xe buýt đã xảy ra hôm nay (1/10) tại tỉnh Pathum Thani ở phía bắc thủ đô Bangkok, Thái Lan.">Video giải cứu người phụ nữ bị con trăn dài 4m siết chặt